Lịch sử hoạt động M1_Garand

M1 Garand được trưng bày trong viện bảo tàng lịch sử ở Stockholm, Thụy Điển.

Súng được thiết kế vào năm 1928 sau khi Quân đội Mỹ đặt ra yêu cầu về một loại súng trường mới để thay thế cho mẫu súng trường đã cũ từ thời thế chiến thứ nhấtM1903 Springfield và đồng thời, mẫu súng mới cũng cần phải có uy lực, tốc độ bắn cũng như tầm bắn mạnh mẽ và vượt trội hơn M1903. John Garand - một nhà thiết kế vũ khí người Mỹ gốc Canada đã thành công trong việc cho ra đời một mẫu súng như vậy. Vào năm 1936, sau khi xem qua mẫu thử nghiệm, Quân đội Mỹ đã chấp nhận sử dụng mẫu súng này dưới tên gọi là súng trường M1 (M1 Rifle). Và kể từ năm 1938, mẫu súng được đặt tên theo cùng tên của nhà thiết kế là M1 Garand. Súng phục vụ tại Hoa Kỳ từ năm 1937 đến 1957. Kể từ sau năm 1957 thì nó bị thay thế bằng M14 (hay là từ sau năm 1969 trở đi thì bị thay thế hoàn toàn bởi M16). Hiện nay, một số khẩu M1 Garand đã được đưa vào viện bảo tàng, một số khẩu thì lại được sử dụng để tập bắn hay đóng các bộ phim, làm các tựa game về thời Thế chiến thứ hai (Series Call of Duty 1, 2, 3, WaW, WWII hay series Battlefield như 1942 hay V,...), Chiến tranh Đông Dương (7554), Chiến tranh Việt Nam (Rising Storm 2: Vietnam, Battlefield Bad Company 2 Vietnam,...). Một số khác thì lại được bày bán tại các cửa hàng kinh doanh vũ khí dân dụng tại thị trường Mỹ. Một số khác nữa thì lại được Lục quân Mỹ, Hải quân Mỹ và các học viên của Học viện West Point sử dụng trong các nghi thức, nghi lễ hàng năm của họ như: lễ kỉ niệm ngày Quốc khánh nước Mỹ (ngày 4/7 hàng năm), lễ chào cờ, lễ tưởng niệm các anh hùng của quân đội Mỹ đã hi sinh trong các cuộc chiến, lễ khai giảng cũng như lễ tốt nghiệp của học viện West Point, lễ kỉ niệm ngày thành lập lục quân Mỹ (ngày 14/6 hàng năm), hải quân Mỹ (ngày 13/10 hàng năm),...

M1 Garand sau này có rất nhiều phiên bản mà nổi tiếng là M1C Garand và M1D Garand, ngoài ra còn có phiên bản dùng kính ngắm M84 dành cho lính bắn tỉalính dù. Tuy nhiên, phiên bản bắn tỉa của khẩu Garand thì lại ít phổ biến hơn do khi lắp ống ngắm lên khẩu Garand thì nó làm chắn mất vị trí nạp đạn của khẩu súng do khẩu M1 Garand nạp đạn bằng 1 kẹp đạn với 8 viên đạn trên thân súng. Vẫn còn nhiều phiên bản khác do Hải quân MỹLục quân Mỹ tự thiết kế.

Trong thế chiến thứ hai

Bộ binh Mỹ đang bắn M1 Garand tại Bastogne trong lúc thế chiến thứ hai còn tiếp diễn.Hai người lính Mỹ ở Mặt trận Thái Bình Dương trong thế chiến thứ hai với 2 khẩu M1

M1 Garand rất phổ biến trong Chiến tranh thế giới thứ hai. Nó xuất hiện lần đầu tại các cuộc Chiến giành lại các đảo từ tay phát xít Nhật do Mỹ phát động. Nó được trang bị cho Lục quân Hoa Kỳ và các lực lượng Thủy quân lục chiến Hoa Kỳ. Sau này, nhiều quốc gia trong khối đồng minh bắt đầu nhận được những khẩu M1 Garand từ Mỹ, khi mặt trận phía Tây được mở ra thì M1 Garand cùng các đơn vị lính dù và lục quân của Mỹ bắt đầu xuất hiện tại đây.

Anh, Liên Xô, Trung Hoa Dân Quốc, Đảng Cộng sản Trung Quốc đều được Quân đội Mỹ viện trợ cho một số lô súng M1 Garand nhưng họ ít sử dụng (hoặc thậm chí là không sử dụng) vì họ cũng có những khẩu súng khác chẳng thua kém gì M1 Garand. Anh có Lee-Enfield, Liên Xô có Mosin-Nagant. Quân đội Trung Quốc thì lại dùng nhiều những khẩu Mosin-Nagant được Liên Xô viện trợ hay những khẩu súng trường Hanyang Type 24 "Trung Chính" do nhà máy quân khí Hán Dương của họ sao chép bất hợp pháp từ mẫu Mauser Standardmodell 1924 của Đức. Ngoài 2 mẫu súng trường chiến đấu bắn phát một này ra thì quân đội Trung Quốc của cả 2 phe (Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch và Đảng Cộng sản của Mao Trạch Đông) còn dùng khẩu M1941 Johnson nữa. Thậm chí, Hồng quân Liên Xô còn có riêng cho mình khẩu súng trường bán tự động là SVT-40 tốt hơn M1 Garand nhiều.

M1 Garand cùng với M1 Carbine đã trở thành 2 khẩu súng trường thành công nhất của Quân đội Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai.

Chiến tranh Triều Tiên

M1 Garand được Mỹ cùng đồng minh của mình sử dụng rộng rãi trong Chiến tranh Triều Tiên, nhiều đơn vị súng trường bộ binh cùng Thủy quân Lục chiến cũng sử dụng cả M1 Garand và M1 Carbine, đối chọi với họ là các đơn vị súng trường của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều TiênTrung Quốc được trang bị súng trường Mosin-Nagant của Liên Xô. Tuy Mosin-Nagant có tầm bắn xa, sức công phá mạnh hơn nhưng M1 Garand có tốc độ bắn nhanh hơn (bán tự động) nên Mosin-Nagant bị yếu thế trong các trận đánh ở cự ly gần. Nhưng từ sau năm 1952 thì liên quân Trung - Triều được trang bị súng trường bán tự động SKS với số lượng lớn (được Liên Xô sản xuất và viện trợ cho) thì khi ấy, họ đã lấy lại thế cân bằng với quân Mỹ và quân Đại Hàn được trang bị súng M1 Garand và M1 Carbine. Qua 2 đợt viện trợ, đợt một là từ năm 1950 cho đến năm 1953 và đợt hai là từ năm 1964 cho đến năm 1974 thì Hàn Quốc đã nhận được tổng cộng tới 296,450 khẩu M1 Garand từ Mỹ.

Sự kiện Vịnh Con Lợn

Trong sự kiện Vịnh Con Lợn (The Bays of Pig) thì những Cuba chống cộng sống lưu vong tại Mỹ được CIA đào tạo kỹ càng và trang bị nhiều loại vũ khí từ thời Thế chiến 2, trong đó có súng trường M1 Garand nhưng cuộc đổ bộ này bất thành.

Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất

Ông John Garand (người mặc Com lê, đeo kính đứng ở bên trái) đang chỉ cách sử dụng khẩu M1 của ông cho trung tướng Charles M. Wesson (người mặc quân phục đứng ở giữa) và thiếu tướng Gilbert H. Stewart (người mặc quân phục đứng ở bên phải).

Trong Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất, cả hai phe là Pháp - Quốc gia Việt NamViệt Nam Dân chủ Cộng hòa đều sử dụng M1 Garand. Phía Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được lực lượng OSS của Mỹ viện trợ cho một số lượng ít súng M1 Garand trong giai đoạn cuối Chiến tranh thế giới thứ hai để chống lại Nhật với tư cách là một đồng minh. Kể từ sau năm 1950 thì họ được Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa viện trợ cho một số lượng lớn súng M1 Garand cùng với đạn .30-06 Springfield của (khẩu M1) mà Trung Quốc còn tồn kho rất nhiều sau chiến tranh. Số súng và đạn này cũng là do Mỹ sản xuất và viện trợ cho cả 2 phe là: Trung Hoa Quốc dân ĐảngĐảng Cộng sản Trung Quốc trong Chiến tranh thế giới thứ hai với tư cách là đồng minh chống Nhật chủ yếu của Mỹ ở Mặt trận Thái Bình Dương. Về phía Pháp thì họ cũng được Mỹ bán lại cho rất nhiều những lô súng M1 Garand còn tồn kho từ thời Thế chiến thứ 2 với giá rẻ. Quân Pháp dùng nó rất nhiều trong những cuộc chiến với quân đội Việt Minh vào những thời điểm đầu của cuộc chiến (từ 1946 đến 1951). Kể từ sau năm 1951 trở đi thì lính Pháp đưa vào trang bị những khẩu MAS-49 (do họ tự thiết kế và sản xuất nội địa) để thay thế cho những khẩu M1 Garand nhưng Quân đội Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại, tay sai của Pháp ở Việt Nam thì lại sử dụng rất nhiều khẩu súng này vì người Pháp chưa có đủ số lượng súng MAS-49 để trang bị cho toàn bộ lính của một quân đội vừa đông mà lại còn quá yếu kém về kĩ thuật cũng như trình độ chiến đấu như Quân đội Quốc gia Việt Nam. Chính vì lý do đó, để tiết kiệm về mặt tài chính, người Pháp quyết định phân phối lại những khẩu M1 Garand cùng với đạn .30-06 của khẩu súng này (được người Pháp đặt mua từ Mỹ) cho lính Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại sử dụng tiếp. Trong giai đoạn từ năm 1950 đến năm 1964 thì Quân đội Pháp đã nhận được từ Quân đội Hoa Kỳ 232,500 khẩu M1 Garand. Quân đội Pháp gọi khẩu súng này là Fusil semi-automatique 7 mm 62 (C. 30) M. 1.

Tại chiến trường Nam Bộ, tuy không được cung cấp từ trung ương, nhưng các đơn vị chủ lực của Việt Minh đóng tại đây lại trang bị M1 Garand như là một chiến lợi phẩm thu được từ quân Pháp và Quốc gia Việt Nam. Người dân miền Nam Việt Nam thường gọi loài súng này là súng trường M1 Ga-răng (đọc phiên âm từ "Garand" theo tiếng Pháp).

Chiến tranh Việt Nam

Trong giai đoạn 1955-1975 thì Quân lực Việt Nam Cộng hòa đã nhận được một lượng lớn vũ khí từ thời thế chiến 2 do Hoa Kỳ viện trợ, trong đó có khoảng 220.300 khẩu M1 Garand. Chúng được trang bị cho các lực lượng bán quân sự của Việt Nam Cộng hòa. Không chỉ có Việt Nam Cộng Hòa mà ngay cả đối thủ chính của họ ở chiến trường miền Nam - Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam cũng sử dụng khẩu súng này khá là phổ biến. Thì cũng như thời kháng chiến chống Pháp (1946-1954) thôi, những người lính của Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam (Bộ đội miền Nam hay gọi theo cách của Mỹ và VNCH là Việt Cộng) thu được khá nhiều loại súng này từ phía Việt Nam Cộng Hòa nên họ mang nó ra sử dụng tiếp để đánh lính Việt Nam Cộng Hòa vì bộ đội miền Nam không có nhiều súng AK-47 hay CKC như Quân đội nhân dân Việt Nam (Bộ đội miền Bắc hay theo cách gọi của Mỹ và VNCH là lính Bắc Việt) để trang bị cho toàn bộ lính của Quân Giải phóng. M1 Garand vẫn còn phục vụ hết sức rộng rãi trong Chiến tranh Việt Nam.

Nội chiến Lào và Nội chiến Campuchia

Tương tự như Việt Nam Cộng hòa, chính phủ Cộng hòa KhmerChính phủ Hoàng gia Lào cũng nhận được nhiều khẩu M1 Garand từ Hoa Kỳ thông qua các gói hàng viện trợ quân sự.